Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

KẾ HOẠCH Tổ chức cuộc thi tìm hiểu “Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển”


ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
BCH TỈNH THÁI NGUYÊN
--:--
Số:  177 KH/TNTN

Thái Nguyên, ngày 26 tháng 08 năm 2011


KẾ HOẠCH
Tổ chức cuộc thi tìm hiểu
“Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển”




  Thực hiện kế hoạch số 317-KH/TNTN, ngày 15/8/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về việc Tổ chức cuộc thi tìm hiểu “Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển”; Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi với các nội dung sau:
   I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  - Đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu sâu rộng trong thế hệ trẻ và nhân dân về lịch sử, truyền thống anh hùng của quân và dân ta, của lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, đặc biệt là sự đóng góp quan trọng của tuyến vận tải quân sự chiến lược “Đường Hồ Chí Minh trên biển.
- Nhằm khơi dậy lòng tự hào, cổ vũ thế hệ trẻ phát huy truyền thống cách mạng, giữ vững tinh thần độc lập, ý chí tự cường, tích cực đóng góp công sức, trí tuệ vào công cuộc khai thác tiềm năng, bảo vệ vững chắc, trọn vẹn chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc. Qua đó nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của thanh niên đối với tổ chức Đoàn và toàn xã hội; giáo dục, bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc, hun đúc ý chí vươn lên, quyết tâm hành động của tuổi trẻ góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.
- Cuộc thi phải được tổ chức đúng tiến độ, thiết thực, tiết kiệm và thu hút thanh thiêú niên và nhân dân tham gia.
II. ĐỐI TƯỢNG
- Cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi, học sinh, sinh viên, các tầng lớp nhân dân đang sinh sống, học tập và công tác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
III. NỘI DUNG, TIẾN ĐỘ
1. Câu hỏi
Câu hỏi 1: Bạn hãy cho biết về ngày truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển; những bến, bãi của đường Hồ Chí Minh mà lịch sử đã ghi nhận, đó là những bến, bãi nào, ở đâu?
Câu hỏi 2: Ý nghĩa, tầm quan trọng của đường Hồ Chí Minh trên biển đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?
Câu hỏi 3: Những thành tích cơ bản của Đoàn tàu không số trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước? 
Câu hỏi 4: Hãy cho biết về người thuyền trưởng của Đoàn tàu không số đã được đặt tên cho một hòn đảo của nước ta hiện nay? Hãy nêu một trong những chiến công của thuyền trưởng đó?
Câu hỏi 5: Bạn có suy nghĩ gì về những con người, những chiến công và con đường huyền thoại trên biển mang tên lãnh tụ Hồ Chí Minh? (bài viết không quá 2000 từ).
2. Thời hạn và nơi nhận bài dự thi
2.1 Thời hạn:
- Bắt đầu nhận bài: từ ngày 15 tháng 9 năm 2011
- Hạn cuối nhận bài: 17h ngày 30 tháng 9 năm 2011
2.2. Nơi nhận bài dự thi:
- Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn Thái Nguyên. Địa chỉ: số 9 - Đường Đội Cấn - P.Trưng Vương - Thành phố Thái Nguyên
III. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG
* Giải tập thể: Gồm giấy chứng nhận của Ban Tổ chức cuộc thi cấp Trung ương kèm theo tiền thưởng:
- 01 giải nhất, trị giá
- 03 giải nhì, trị giá mỗi giải:                  
- 05 giải ba, trị giá mỗi giải:                
  - 10 giải khuyến khích, trị giá mỗi giải
10.000.000đ
5.000.000đ
3.000.000đ
1.000.000đ
* Giải cá nhân: Gồm giấy chứng nhận của Ban Tổ chức cuộc thi cấp Trung ương kèm theo tiền thưởng:
- 01 giải đặc biệt, trị giá:                          
-02 giải nhất, trị giá mỗi giải:                  
-05 giải nhì, trị giá mỗi giải:                    
-10 giải ba, trị giá mỗi giải:                     
-50 giải khuyến khích, trị giá mỗi giải:  
10.000.000đ
5.000.000đ
3.000.000đ
2.000.000đ
1.000.000đ
            IV. YÊU CẦU VỀ BÀI DỰ THI
- Bài dự thi kích thước không quá khổ giấy A4.
- Bài thi sử dụng tiếng Việt, viết tay hoặc đánh máy rõ ràng, ghi rõ ở trang đầu các thông tin cá nhân: họ tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, số điện thoại (nếu có) và đặc điểm bản thân (nếu cần thiết).
- Bài thi tránh dài dòng, thiết kế cồng kềnh… gây lãng phí.
- Nếu gửi qua đường bưu điện ngoài phong bì ghi rõ: Bài dự thi tìm hiểu “Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển” và ghi rõ nơi gửi, nơi nhận.
- Ban tổ chức không trả lại bài đã gửi tham gia dự thi.
- Ban tổ chức cuộc thi sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để làm tư liệu cho người tham gia dự thi nghiên cứu, tham khảo. Mọi thông tin có thể tham khảo trên các báo: Tiền phong, Thanh niên, Sinh viên Việt Nam và các website của doanthanhnien, tuoitrethainguyen.vn và một số phương tiện thông tin khác từ cuối tháng 8/2011.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cấp tỉnh
- Xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi.
- Phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí, các cơ quan ban ngành trong tỉnh tổ chức tuyên truyền và triển khai sâu rộng cuộc thi. Sưu tầm, biên soạn tài liệu cung cấp cho các tập thể và cá nhân có tư liệu tham khảo tham gia tốt cuộc thi.
- Đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức và thực hiện cuộc thi ở các địa phương, đơn vị.
- Tiếp nhận, tổng hợp lựa chọn bài dự thi chất lượng gửi về Ban tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương.
2. Cấp huyện và tương đương
- Ban hành văn bản chỉ đạo cơ sở, phát động viên đoàn viên thanh thiếu niên và các tầng lớp nhân dân tham gia. Chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức các hoạt động bổ trợ cho cuộc thi như: sinh hoạt chuyên đề, các hoạt động tọa đàm, sưu tầm tài liệu cho đoàn viên thanh niên và nhân dân có tư liệu tham gia tốt cuộc thi.
- Đề nghị các đơn vị thu nhận, tổng hợp, phân loại và gửi kết quả và các bài dự thi chất lượng về Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn trước ngày 30/9/2011. Yêu cầu mỗi đơn vị gửi ít nhất 20 bài dự thi chất lượng về Ban tổ chức cấp tỉnh.
Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đề nghị các huyện, thị, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc nghiêm túc triển khai để cuộc thi đạt kết quả tốt./.    

Nơi nhận:
- VP, Ban TNNT, Ban Tuyên giáo TW Đoàn (b/c);
- VP, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận Tỉnh uỷ (b/c);
- TT, các Ban TĐ (c/đ);
- Các h,t,t Đoàn & Đoàn trực thuộc (t/h);
- Lưu VP, Ban TG.

TM. BAN THƯỜNG VỤ
PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC


Đã ký


Phạm Văn Thọ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét